Cẩn thận trước những thông tin việc làm tết lương cao
Về thu nhập thì có thể lựa chọn hưởng theo lương tháng, lương làm từng giờ, hoặc lương theo sản phẩm. Dù chọn cách làm nào thì mức thu nhập cũng cao gấp 2-3 lần ngày thường”.
Nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất, rất nhiều các doanh nghiệp đã lựa chọn lao động thời vụ để giải bài toán “tình thế”. Tuy nhiên, vì lao động thời vụ, đơn giản chỉ để kiếm thêm thu nhập, nên các ràng buộc về mặt pháp lý hầu như không có rất dễ dẫn đến rủi ro.
“Bùng nổ” việc làm thời vụ dịp Tết
Những ngày này tại các trung tâm dịch vụ việc làm, hay trên các trang mạng xã hội, không khó để người lao động, sinh viên tìm được cho mình một công việc làm thêm phù hợp với mức giá khá hợp lý. Tại một số các trang mạng, diễn đàn, rất nhiều các trung tâm, công ty, cơ sở đăng tuyển dụng lao động làm việc thời vụ, nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh tăng mạnh vào dịp Noel (lễ Giáng sinh) và dịp tết dương lịch, cũng như tết Nguyên đán sắp tới và thu hút được rất nhiều người đăng ký tham gia.
Bạn Nguyễn Thùy Liên, sinh viên trường Đại học Thương Mại Hà Nội cho biết, dịp cuối năm là thời điểm các môn thi đã hoàn thành, nên Nhung cũng như rất nhiều sinh viên khác có thời gian rảnh rỗi hơn. Vì thế, nhiều bạn đã quyết định tìm cho mình một việc làm thời vụ, vừa là có ít tiền tích góp cho kỳ học mới, vừa có cơ hội để tiếp xúc với nhiều ngành nghề, tương tác với công việc và ngành học, thậm chí lại rủng rỉnh tiền tiêu tết.
Theo Liên, cô vừa nhận được một công việc khá hợp lý là đóng gói các món quà, sản phẩm làm quà tặng trong dịp Noel. Liên kể: “Cuối năm mình có thời gian rảnh nhiều, vì thế muốn tìm một công việc làm để kiếm thêm thu nhập. Cuối năm tìm việc làm bán thời gian cũng dễ, mà thu nhập lại cao. Như công việc gói quà của mình đang làm, nếu chăm chỉ làm việc, 1 ngày có thể kiếm được từ 2 trăm – 5 trăm nghìn đồng. Ở đây, khi sinh viên hoặc người lao động đến làm việc, thì mọi người có thể thỏa thuận về cách làm việc như: Làm ca sáng hoặc ca chiều, hay làm toàn thời gian cũng được. Về thu nhập thì có thể lựa chọn hưởng theo lương tháng, lương làm từng giờ, hoặc lương theo sản phẩm. Dù chọn cách làm nào thì mức thu nhập cũng cao gấp 2-3 lần ngày thường”.
Việc tìm người, chứ không phải người tìm việc như những ngày bình thường nữa, chỉ lo không có sức mà làm, đó là chia sẻ của rất nhiều bạn sinh viên, cũng như các lao động nhàn rỗi muốn kiếm thêm thu nhập khi nói về công việc thời vụ cận Tết. Còn Nguyễn Hồng Nhung, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cho biết, công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội cũng phát triển, vì thế nhiều người có nhu cầu tìm việc làm thêm không phải mất công đến các trung tâm giới thiệu việc làm đăng ký như trước, họ chỉ cần lên mạng gõ cụm từ: Việc làm thêm tết, làm thời vụ tết…là hàng nghìn cơ hội việc làm hiện ra với mức lương, phụ cấp khá hậu hĩnh.
Cũng theo Hồng Nhung, dù mới làm việc thời vụ được nửa tháng nay, nhưng Nhung đã có thu nhập vào khoảng 5 triệu đồng, Nhung kể, mỗi ngày Nhung phải chạy “sô” như ca sĩ, làm công việc này xong lại tất bật chạy đi đến chỗ khác làm thêm. Lúc thì ship hàng (vận chuyển hàng), lúc thì nhận làm PG (tiếp thị, quảng cáo)…“Tranh thủ thời gian rảnh cuối năm không phải học nhiều, cùng với đó là nhu cầu tuyển dụng lớn, mình nhân cơ hội này kiếm thêm tích góp lấy một chút tiền đóng học phí kỳ sau, số còn lại sẽ phụ mẹ sắm tết, còn nếu dư thì sẽ mua một ít đồ cho bản thân. Vì thế, chỗ nào gọi làm thêm mình sắp xếp được thời gian đều nhận lời ngay” – Nhung cho hay.
Tiềm ẩn nhiều rủi do
Từng là nạn nhân khi đi làm việc bán thời gian thời điểm cận tết, bạn Tiến Mạnh, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ, khi thấy thông tin trên tờ rơi dán trước cổng trường để tuyển dụng lao động thời vụ với mức lương khá hậu hĩnh, lại không đòi hỏi trình độ, chuyên môn và ưu tiên sinh viên năm 1 và 2. Thấy thông tin hấp dẫn, Mạnh liền tìm đến theo địa chỉ tuyển dụng, tuy nhiên khi đến nơi cở sở yêu cầu đặt cọc 300 nghìn đồng và hẹn có việc sẽ gọi ngay. Đợi mãi không thấy gọi, Mạnh tìm đến và nhận được câu trả lời: nhiều người đăng ký làm thêm quá, nên phải sếp hàng lần lượt, cứ về đợi đi khi nào có việc sẽ gọi…
Mạnh chia sẻ thêm, có nhiều bạn sinh viên khi nhận được việc rồi, nhưng đi làm cũng không được trả lương với lý do, đầu mối chưa chuyển tiền. Cứ thế, người này chán nghỉ thì lại có người khác tìm đến làm…Có thể nói, thủ đoạn chung của các TTGTVL lừa đảo là thường yêu cầu người tìm việc nộp một khoản tiền đặt cọc (từ 100-300.000 đồng) để… giữ chỗ nếu muốn đi làm ngay. Cả tin, không ít sinh viên đã mắc bẫy, đặc biệt là sinh viên năm đầu chưa có kinh nghiệm. Thậm chí, ngay cả những người đã tìm được việc làm cũng có thể ra về không công sau một thời gian làm việc cật lực do sơ ý trong khi bán hàng để mất hàng nên phải đền, hoặc đi giao hàng không may làm hư hỏng, giao chậm giờ bị trừ lương…
Leave a Reply