Những lời khuyên bổ ích của nhà đồng sáng lập Apple

Sau đó hãy tìm một khách hàng chịu mua sản phẩm của bạn. Đừng lo lắng về quy mô thị trường. Khi bạn thử nghiệm doanh nghiệp của mình và cải tiến các chiến lược, chắc chắn sẽ có một cách để mở rộng thị trường.

Vào tháng 11 vừa qua, Steve Wozniak – thành viên sáng lập nổi tiếng của Apple – người bạn thân thiết của Steve Jobs – đã có một cuộc trò chuyện với CEO Tomas Gorny của Nextiva.

Trong suốt cuộc trao đổi ấy, Wozniak đã chia sẻ một số gợi ý quý báu cho các chủ doanh nghiệp ở mọi ngành, kể cả không phải lĩnh vực công nghệ.

1. Bạn có thể tạo nên sự khác biệt mà không cần nổi bật, hào nhoáng

Jobs luôn được giới truyền thông khắc họa là người có tài nhìn xa trông rộng. Trong khi ông thường là người đại diện cho cả Apple thì Wozniak lại làm việc cần mẫn sau hậu trường.

Wozniak hoàn toàn đồng thuận với vai trò này, và đây cũng là bài học đầu tiên mà ông đưa ra: Thành công không phải lúc nào cũng diễn ra dưới ánh đèn sân khấu. Nếu cả hai thành viên sáng lập Apple đều hướng đến vị trí nổi bật mà Jobs nắm giữ, thì không ai có thể thành công.

Lưu ý: Đây không phải là một bài học dễ lĩnh hội, nhưng khi bạn thực sự nghĩ về lý do tại sao bạn xây dựng doanh nghiệp của mình, thì sự nổi tiếng sẽ không phải là yếu tố thúc đẩy chủ yếu. Thay vào đó, hãy dẹp bỏ cái tôi và tránh những quyết định sai lầm cho doanh nghiệp.

Wozniak luôn đặt Apple lên trên bản thân mình. Và kết quả là ông giúp tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất trên thế giới.

2. Bạn phải say mê công việc của mình

Wozniak không góp phần tạo ra Apple vì tiền, ông cũng không có tầm nhìn dài hạn và lớn lao cho Apple ngay từ đầu. Ông chỉ tham gia vào công ty vì tình yêu dành cho công việc. Ông muốn tạo ra những sản phẩm mà mình yêu thích.

Lưu ý: Khi khởi sự kinh doanh, tập trung vào những gì bạn thích là rất quan trọng. Sau đó hãy tìm một khách hàng chịu mua sản phẩm của bạn. Đừng lo lắng về quy mô thị trường. Khi bạn thử nghiệm doanh nghiệp của mình và cải tiến các chiến lược, chắc chắn sẽ có một cách để mở rộng thị trường.

Như Wozniak đã nói: “Mục đích của tôi không phải là kiếm thật nhiều tiền, mà là làm ra những chiếc máy tính tốt nhất”.

3. Tìm một người sẵn sàng khởi nghiệp trong garage của mình

Quá nhiều doanh nhân đầy tham vọng nhảy vào thế giới kinh doanh với động lực không phù hợp. Nhiều người muốn được nhìn nhận là một chuyên gia hoặc một lãnh đạo có tầm nhìn thay vì chịu bỏ hàng giờ ngồi nghiên cứu tìm tòi và không quan tâm đến danh tiếng của mình.

Wozniak cho biết: “Hãy tìm một người sẵn sàng khởi nghiệp trong garage của mình. Đó là người thích hợp để bạn làm việc cùng”. Vì đó thường là những người giỏi giải quyết vấn đề, họ làm những gì cần làm mà không nghĩ đến lợi lộc, danh hiệu, lời khen hay sự chú ý.

Lưu ý: Những người khởi nghiệp trong garage làm việc cần mẫn ngay cả khi không có ai giám sát. Và thường thì họ giỏi tìm ra hướng giải quyết hơn so với một người chỉ được trang bị tấm bằng đại học thật đẹp.


4. Xây dựng một đội gồm những người muốn sử dụng sản phẩm của bạn

Theo Wozniak: “Hãy tạo ra giải pháp cho chính những vấn đề của mình”. Có sự khác biệt rõ rệt giữa hai loại người: Loại thứ nhất là những người muốn trở thành nhà sáng tạo công nghệ theo mốt và không có một vấn đề rõ rệt nào để giải quyết, và loại thứ 2 là những người nhận thức rõ rệt được một khiếm khuyết nhỏ xíu và tìm mọi cách trong khả năng của mình để loại bỏ khiếm khuyết ấy.

Và Wozniak nói rằng, bạn luôn muốn là người thứ hai. Bạn muốn tạo dựng được một cái gì đó mà chính mình và cả đội của mình muốn sử dụng, một thứ mà bạn tin tưởng và rất phấn khích khi nó được hình thành.

Lưu ý: Thứ mà bạn tạo ra với tư cách một doanh nhân phải giải quyết được một vấn đề cá nhân nào đó và trước hết phải mang lại giá trị cho cuộc sống của bạn. Vì nếu bạn và cả đội của bạn muốn sử dụng sản phẩm ấy, thì mới có khả năng sản phẩm đó được nhiều người khác nữa mong muốn sử dụng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *