Nghề SALES là nghề gì, làm nghề sale có dễ hay không?

Nhiều người nghĩ rằng nhân viên sales phải nói nhiều. Không hẳn như vậy! Điều quan trọng là những gì bạn nói phải có giá trịvà thuyết phục được người nghe.

Nghề SALES là nghề gì? Đơn giản hiểu đó là nghề bán hàng.

Đặc trưng nhất của nghề này chính là người làm nghề bán hàng trực tiếp tiếp cận khách hàng, tư vấn giúp khách hàng chọn lựa mặt hàng – dịch vụ phù hợp, thuyết phục khách hàng mua mặt hàng đã được tư vấn. Ai có thể làm được? Nghề này tiếp nhận tất cả mọi đối tượng có khả năng tiếp cận tư vấn và thuyết phục được khách hàng mua hàng.

Nghề Sale nghề của sự thăng hoa

Làm SALES có đòi hỏi trình độ cao? Có lẽ hơi sai lầm khi bảo rằng làm SALES không cần trình độ, không cần đi học. Đội ngũSALES cần phải giao tiếp tốt, am hiểu về các sản phẩm mà mình giới thiệu và bán hàng. Và với những mặt hàng công nghệ cao, không có trình độ nhất định sẽ không thể nào tìm hiểu và sử dụng sản phẩm được. Nhiều công ty nhận nhân viên SALES với yêu cầu trình độ tiếng anh bằng C (tiếng Anh giao tiếp lưu loát), tốt nghiệm đại học có cùng chuyên ngành với sản phẩm phụ trách.

THEO ĐUỔI NGHỀ NGHIỆP

Bạn có yêu nghề sale không

Để thành công, nhân viên sales cần năng nổ, xốc vác và có một chút hiếu thắng. “Hiếu thắng” ở đây theo nghĩa tích cực:không bao giờ chịu đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào.

Hoài bão trong nghề sales là một điều kiện hết sức quan trọng. Nhân viên sales cần luôn đặt mục tiêu cao, tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đó và không bao giờ hài lòng vớinhững thành tích đạt được.

Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh sản phẩm vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công.

Nhiều người nghĩ rằng nhân viên sales phải nói nhiều. Không hẳn như vậy! Điều quan trọng là những gì bạn nói phải có giá trịvà thuyết phục được người nghe.

Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách hàng. Vì vậy,không những phải trau dồi hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty,họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nhân viên sales nên biết trò chuyện với khách về nhiều đề tài khác nhau, biết chơi thể thao hay khiêu vũ giao lưu với khách tại các buổi dạ tiệc…

Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số,áp lực từ khách hàng… Họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

Chào 1000 người nhưng chỉ 20 dừng lại lắng nghe

Đó là công việc sales (bán hàng), nó có thể không mang lại cho bạn thu nhập ổn định nhưng những kỹ năng bạn học được sẽ giúp bạn thành công trong suốt cuộc đời dù bạn làm bất cứ nghề gì

1. Sự dạn dĩ

Năm thứ 2 đại học, tôi đăng ký làm nhân viên sales thẻ tín dụng cho một ngân hàng. Mỗi sáng chúng tôi đặt một chỗ ở giữa trung tâm mua sắm và mời chào tất cả những khách qua lại nơi đây.

Chúng tôi được huấn luyện bởi tiêu chí đơn giản: nếu bạn chào 1.000 người đi qua, sẽ có khoảng 100 người nán lại, chỉ có 20 người nghe bạn nói đến câu thứ 3 và (nếu bạn may mắn) sẽ có 2 người mua sản phẩm của bạn. Sẽ không có công việc nào cho bạn cơ hội cọ xát và giao tiếp rộng rãi như vậy.

Chỉ sau một tuần làm việc, tôi thấy bản thân thay đổi hẳn, tôi cảm thấy mình trở nên cởi mở và dễ dàng bắt chuyện với những người xung quanh, không ngại ngùng dù đó là người xa lạ. Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, vì không ít người trong chúng ta nhiều khi đi lạc nhưng không dám mở miệng ra hỏi đường.

2. Khả năng thuyết trình

Sếp của chúng tôi khi ấy bảo, thường khách hàng sẽ không dành cho bạn quá 2 phút để thuyết phục họ, do đó nguyên tắc cơ bản của nghề sales là KISS ( “Keep It Short & Simple” – tạm dịch là “Hãy ngắn gọn và dễ hiểu”).

Đây có lẽ là kỹ năng giá trị nhất mà tôi học được, hãy sắp xếp “dàn ý” của bạn mạch lạc, logic và truyền tải thông điệp một cách cô đọng.

Hầu hết sinh viên tại Việt Nam thiếu cơ hội được thực hành khả năng thuyết trình, trong khi khảo sát của một hãng “săn đầu người” hàng đầu thế giới khằng định đó chính là yếu tố bứt phá quan trọng nhất để bạn vươn xa trong sự nghiệp.

Không có gì tệ hại bằng một bản thuyết trình dài dòng, chi chít chữ và người trình bày thì “gây mê” cho khán giả. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, người nghe phải tò mò hoặc háo hức nghe câu thứ hai, và họ phải có câu trả lời làm họ thỏa mãn khi bạn kết thúc.

3. Tư duy chiến lược

Chả có ai hiểu sản phẩm, chiến lược và tình trạng kinh doanh của công ty bằng nhân viên bán hàng, thực sự là vậy. Cũng chẳng ở vị trí nào mà kết quả công việc “đập” ngay vào mặt bạn như làm sales.

Quan trọng hơn hết, nhân viên sales hiểu được cái nguyên tắc (đơn giản mà ít người chịu hiểu) là “làm được thì mới có ăn”. Thường thu nhập của bạn gắn liền với doanh số, có thể nó rất bấp bênh, nhưng nó phản ánh chân thực năng lực của bạn.

Tất cả những ai làm “sếp” đều thích những người có tư duy như thế, họ rất ghét những người đòi tăng lương nhưng không biết vì sao mình nên được tăng lương, tăng bao nhiêu cho “hợp lý” hay họ đóng góp cho công ty thế nào.

Nhân viên sales sẽ không có sự đố kỵ, ganh ghét với đồng nghiệp về mức lương. Nhân viên sales hiểu rõ thu nhập của mình không có giới hạn, tất cả phụ thuộc vào năng lực của bạn.

4. Xây dựng mạng lưới quan hệ lâu dài

Tôi được dạy rằng nhân viên sales tốt là nhân viên bán được cùng một món hàng cho một khách hàng nhiều lần và bắt khách hàng bán hàng giúp bạn (giới thiệu bạn bè, người thân đến với bạn).

Quả thực, ở bất cứ lĩnh vực nào, vị trí nào, mạng lưới quan hệ với đối tác là tài sản vô hình giá trị nhất, nó sẽ đi theo bạn và không ngừng đem lại giá trị cho bạn. Mạng lưới quan hệ là sự khẳng định cho năng lực, uy tín cá nhân, chất lượng dịch vụ mà bạn đem lại, sự trung thực và đạo đức kinh doanh của bạn, mà bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng.

Nó có giá trị hơn một cái CV (Curriculum Vitae) được “đánh bóng” rất nhiều. Người học được kỹ năng xây dựng quan hệ (nhất là ở Việt Nam) sẽ tự tạo ra những nguồn cơ hội và tiềm năng phát triển vô tận cho bản thân và công ty.

Còn hàng trăm yếu tố khác mà nghề sales đem lại cho bạn như những phán đoán nhanh nhạy, đôi mắt quan sát nhạy bén, tính nhẫn nại, khả năng xử ý tình huống, tinh thần không bỏ cuộc v.v… mà không thể đề cập hết.

Có thể nghề sales không trở thành công việc hàng ngày của bạn và không đem lại thu nhập ổn định, nhưng những kỹ năng mà nó đem lại bạn có thể mang theo và tận dụng suốt đời, không bao giờ mai một, bất cứ bạn làm ở lĩnh vực nào, vị trí nào, cấp bậc ra sao

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *